Vai trò của Kali trong sản xuất lúa, tìm hiểu về phân bón Kali
Kali là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất lúa gạo, phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa gạo, khả năng chống chịu cũng như năng suất và chất lượng cây lúa, Bài viết dưới đây thể thể hiện chi tiết vai trò phân bón Kali cũng như cách nhận biết cây lúa bị thiếu Kali và cách bón.
VAI TRÒ PHÂN BÓN KALI TRONG SẢN XUẤT LÚA
Kali là một trong 3 thành phần quan trọng nhất khi bón phân cho cây lúa cùng với Đạm là Lân, Phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến: chống đổ, Quảng Hợp và Chống chịu môi trường.
1.1.Chống đổ cho cây lúa
Sau bão Yagi chúng ta càng thấy khả năng chống đổ của cây lúa quan trọng như thế nào, cây lúa đổ có thể khiến cánh đồng mất trắng chỉ sau một cơn bão, để tăng cường khả năng chống đổ cho cây lúa chúng ta cung cấp đủ phân bón Kali.
Phân bón Kali thúc đẩy quá trình làm dày thân, phát triển các mô cơ học và cải thiện độ dẻo dai cho cây từ đó nâng cao khả năng chống đổ do mưa gió.
1.2. Khả năng quang hợp
Quang hợp là quá trình quan trọng giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa và làm giàu hạt, Kali giúp kích hoạt enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp và vận chuyển carbohydrate giúp tăng cường khả năng quang hợp của lá.
1.3. Khả năng chống chịu
Phân bón Kali giúp tăng sức đề kháng cho cây lúa, nhờ vậy giúp cây lúa chống chịu tốt với môi trường chống lại hiện tượng bất lợi của thời tiết như hạn hán, nhiệt độ cao, gió rét. Đảm bảo sự ổn định cho cây lúa.
II. BIỂU HIỆN CÂY LÚA THIẾU KALI
Như chúng ta biết, phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây Lúa, vì vậy những biểu hiện cây Lúa thiếu Kali cũng cũng liên quan đến những vấn đề này.
2.1. Cây lúa chậm lớn
Giai đoạn đầu thiếu Kali cây Lúa sẽ có hiện tượng sinh trưởng chậm thân cây lùn và gầy. Lá cây Lúa có màu nhạt hơn và màu lá chuyển sang màu vàng, khô dần và tạo thành những đốm nâu.
Khi cây Lúa bị thiếu Kali nặng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây Lúa, gây ra các một số bệnh như Bạc lá.
2.2. Thân yếu, Dễ đổ ngã
Cây Lúa bị thiếu Kali, các mô cơ kém phát triển làm cây lúa mỏng, dẫn đến cây lúa dễ bị đổ ngã, việc cây Lúa dễ bị đổ ngã ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp, giảm năng suất và chất lượng cây Lúa.
2.3. Giảm năng suất
Thiếu Kali sẽ ảnh hưởng lớn đến một số vấn đề cây Lúa như:
- Giảm số hạt trên bông.
- Giảm tỷ lệ đậu.
- Giảm trọng lượng hạt
Những vấn đề trên không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt thóc cũng như mùi vị cơm sẽ kém hơn.
III. CÁCH BÓN PHÂN KALI CHO CÂY LÚA
Để bón Kali hiệu quả cho cây Lúa chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề về: xác định lượng phân bón, thời kỳ bón phân kali, công nghệ bón phân Kali.
3.1. Xác định lượng phân bón Kali
Thông thường mỗi giống lúa đều có tiêu chuẩn lượng Kali nhất định, tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác cho từng loại giống lúa mà chúng ta sẽ có lượng nhất định. Tuy nhiên tùy thuộc vào thực tế chúng ta sẽ điều chỉnh cho phù hợp như:
- Tùy độ phì của đất để chúng ta tăng hoặc giảm lượng phân Kali.
- Kiểm tra cây lúa có hiện tượng thiếu kali hay không để có phương án tăng lượng Kali hợp lý.
3.2. Thời kỳ bón phân Kali
Cũng giống như Đạm và Lân, chúng ta có 3 đợt bón Kali cho cây Lúa gồm: bón lót và 2 lần bón thúc, tuy nhiên để có thể điều chỉnh lượng Kali cho phù hợp chúng ta cần hiểu mục đích bón Kali cho từng giai đoạn:
- Bón lót: giúp kích thích sinh trưởng và kích rễ phát triển.
- Bón thúc đợt 1: giúp cây Lúa để nhánh, sinh trưởng cho cây Lúa.
- Bón thúc đợt 2: kích thích bông phát triển, tăng tỷ lệ đậu và trọng lượng hạt lúa.
phân bón KaLi sữa của Protect Farm giúp lúa cứng cây, chống đỗ ngã, hạt vàng, sáng bóng, trổ thoát cực nhanh, giúp lúa chín chắc tới cậy.
Quay lại