fbpx
17-08-2024

Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng thành công 100%

Ghép mai vào thời điểm nào là thích hợp? Kỹ thuật ghép mai nào cho tỷ lệ thành công cao và phổ biến nhất hiện nay? Đây là câu hỏi được khá nhiều người ghép mai thắc mắc, để trả lời cho câu hỏi trên thì hãy cùng Protect Farm giải đáp nhé.

Các bước chuẩn bị

1.1. Dụng cụ

Khi thực hiện kỹ thuật ghép mai, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ gồm băng keo non, dao lam, kéo cắt cành, dây cao su, dây nilon, bao nilon, giấy báo, bấm kim. 

1.2. Chọn gốc ghép và cành giống

Chọn gốc mai vàng hoặc gốc mai tứ quý vì đây là hai loại cây có sức sinh trưởng mạnh và dễ ghép. Gốc ghép phải lớn. 

Cành giống nên là những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không nên chọn cành quá già. Các mắt cuống lá phải xanh và phồng lên. 

1.3. Thời điểm tiến hành ghép mai

Vào mùa khô, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 âm lịch là thời điểm thích hợp để tiến hành ghép mai. Nếu tiến hành ghép mai ngay sau khi hoa tàn tỉ lệ thành công sẽ không cao do cây không còn đủ dưỡng chất để nuôi sống mầm. Chỉ nên tiến hành ghép mai ở thời điểm mai đã phục hồi sức khỏe sau khi nở hoa dịp tết. Lúc này, cây mai mới có đủ dưỡng chất để nuôi chồi ghép phát triển. 

Các bước ghép cây mai

Các bước ghép mai cơ bản

Bước 1: Chuốt nhánh ghép dẹp ở phía gốc. Mặt cắt phải đảm bảo độ phẳng nên chỉ cần một nhát để chuốt. Không nên cắt trước để tránh mất nước và nhựa của cành ghép. Cắt xong phải tiến hành ghép ngay lập tức. 

Bước 2: Nhánh mai đã chuốt 2 bên ghép vào thêm ghép. Quấn chặt mối ghép bằng băng keo non. Có thể sử dụng thêm bọc nilon để buộc chặt ở bên ngoài. Lấy giấy báo quấn phía ngoài bao nilon, để hở một chút ánh sáng vào. 

Bước 3: Ghép hết các cành còn lại, mỗi cây chỉ nên tiến hành ghép tối đa 6 cành. Nên giữ lại một vài cành cũ để phục vụ quá trình quang hợp của cây.  

Bước 4: Đặt chậu mai ở nơi thoáng mát nhưng vẫn có ánh sáng mặt trời. Chăm sóc đến khi cây mai lớn.

3 kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay

3.1. Kỹ thuật ghép mai vàng mắt kim

Đây là kỹ thuật ghép mai vàng có tỷ lệ thành công cao, thành phẩm đẹp, có thể tạo kiểu theo ý thích. Quy trình các bước thực hiện:

 Kỹ thuật ghép mai mắt kim

Bước 1: Chọn những chồi mai vàng to, khoẻ và có sức sống tốt.

Bước 2: Dùng dao chuyên dụng, rạch trực tiếp vào gốc ghép, gạch 2 đường song song dọc và ngang sao cho giống hình chữ H.

Bước 3: Dùng mũi dao nhỏ bén để bóc tách phần vỏ đã gạch ở bước 2, sau đó ghép mầm vào.

Bước 4: Chọn mầm kim giống mai muốn ghép, dùng dao nâng nhẹ 2 phần vỏ ở gốc ghép rồi đưa mắt ghép vào vị trí vừa bốc ở bước thứ 3. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy 2 đầu mắt ghép được ghép được 2 phần vỏ gốc ghép đè lên, dùng dây nilon cố định trùm mắt ghép.

Bước 5: Sau 2 tuần, bạn thực hiện tháo vỏ dây nilon và xem mắt ghép có nảy mầm hay chưa, nếu lên mầm hãy tháo bỏ phần dây nilon để chồi phát triển. 

Lưu ý: Tháo dây nilon vào lúc thời tiết mát mẻ, đừng nên lựa nắng gay gắt ảnh hưởng đến chồi non.

3.2. Kỹ thuật ghép mai mắt ngủ

Đối với kỹ thuật ghép mai vàng mắt ngủ nên lựa chọn mầm ghép vừa phải, không quá non và không quá già. Khi chọn mầm ưng ý, tiến hành cắt hết lá chỉ chừa phần cuống. Sau đó, tiến hành thực hiện kỹ thuật ghép mai mắt ngủ.

 Kỹ thuật ghép mai mắt ngủ

Bước 1: Trên mầm ghép đã chọn, dùng dao để tách một miếng hình chữ nhật có kích thước là 0,5 x1cm.

Bước 2: Ở phần cây giống ghép, bạn tách một lớp vỏ tương tự như bước 1.

Bước 3: Khi bạn đã có được 2 mắt ghép ngủ với kích thước giống nhau, tiến hành cho mầm ghép và giống ghép áp khít lại với nhau. Mầm và giống ghép dính chặt với nhau và không bị dính nước.

Bước 4: Dùng nilon quấn chặt vào mắt ghép để cố định, sau đó cho cây đã ghép vào bóng mát.

Trong 3 ngày đầu tiên chỉ thực hiện tưới gốc, không tưới trực tiếp vào thân cây. Vào 10 ngày kế tiếp, bạn có thể tưới gốc lẫn thân. Sau 15 ngày, tháo nilon và đem cây phơi nắng. Nếu bạn quan sát thấy mầm ghép tươi, dính chặt vào giống ghép thì bạn đã áp dụng thành công kỹ thuật ghép mai ngủ.

3.3. Kỹ thuật ghép mai cắm đọt

Kỹ thuật ghép mai mắt ngủ sẽ không đem lại hiệu quả khi thực hiện vào mùa mưa. Vì đây, đây là lúc thích hợp để bạn thực hiện kỹ thuật ghép cắm đọt. Các bước thực hiện kỹ thuật ghép mai vàng cắm đọt.

Kỹ thuật ghép mai cắm đọt

Bước 1: Cắt đôi đọt ghép, vạt ngọn ghép thành hình cây nêm.

Bước 2: Dùng dao cắt vỏ phần bên hông gốc ghép rồi cắm đọt cần ghép vào.

Bước 3: Dùng dây nilon cố định phần đọt và gốc ghép. Đảm bảo bề mặt tiếp xúc của đọt và gốc ghép được dính chặt vào nhau. Khoảng 2 tuần, tháo dây nylon, để kiểm tra xem phần và gốc ghép đã dính vào nhau chưa.

Những chú ý khi thực hiện ghép mai vàng

Đối với những người chưa có kinh nghiệm ghép mai phải tìm hiểu kỹ các phương pháp và lưu ý những kinh nghiệm bên dưới:

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật ghép mai vàng

Mai phải được ghép ở một thời điểm lý tưởng;

Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như dao, kéo, băng keo,...

Lựa chọn gốc ghép kỹ càng. Gốc sinh trưởng tốt và khỏe mạnh thì tỷ lệ ghép thành công sẽ cao hơn.

Cành ghép phải là cành đẹp, cành bánh tẻ hoa đẹp. Người ghép nên lựa chọn các loại hoa theo ý thích của mình để chọn ra loại hoa ưng ý nhất.

Thao tác nhanh gọn, tránh gây nhiễm trùng cho các mối ghép.

Phải chú ý chăm sóc mối ghép để cây sinh trưởng tốt hơn.

Không để mỗi ghép tiếp xúc với nước, sẽ làm hỏng mối ghép.

Sau 2 - 3 tuần, tháo dây và quan sát thấy mắt ghép đã tiếp hợp, có màu xanh lá có nghĩa là kỹ thuật ghép mai đã được áp dụng thành công. 

Lựa chọn các loại phân bón để kích thích cây mau lành các mối ghép, giúp cây nhanh đâm chồi.

Ghép chồi là một phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng khi tiến hành ghép cây mai. Cây mai được ghép có giá trị cao về mặt kinh tế và được rất nhiều người yêu thích vì đây là một loại mai đẹp toàn diện. 

Những chia sẻ về kỹ thuật ghép mai trong bài viết trên được Frotect Farm tổng hợp từ kinh nghiệm của những người trong nghề. Mong muốn sẽ có thể giúp đỡ bà con phần nào trong quá trình trồng mai. Protect Farm là nơi tổng hợp chia sẻ những tin tức hay liên quan đến các loại hoa cho bà con nông dân.

Quay lại